-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
25/03/2019
Vì sao không nên cho chó ăn nho?
Theo Trung tâm kiểm soát ngộ độc động vật Mỹ (ASPCA), trong năm 2016 có khoảng 3.000 cuộc điện thoại đến trung tâm kêu cứu về tình trạng sức khỏe của chó do ăn nho, bao gồm cả nho tươi, nho khô.
Trung tâm cũng cho biết khi chó ăn quá nhiều nho, khả năng ngộ độc sẽ cao hơn bình thường. Ngoài ra, các triệu chứng và mức độ nguy hiểm có thể khác nhau với từng loài chó.
Nhiều nhóm nghiên cứu cho rằng chó có thể ngộ độc khi ăn nho - (Ảnh: Getty Images).
Chẳng hạn, một số con có nguồn gốc từ châu Âu có thể ăn một lượng nhất định nho tươi hay khô mà không hề gặp vấn đề gì, trong khi một số loài thuần chủng châu Á lại ngay lập tức phản ứng tiêu cực khi chỉ ăn một hoặc hai quả nho.
Khi ngộ độc, triệu chứng đầu tiên của chó là nôn mửa, thường xảy ra trong 20-25 giờ kể từ khi ăn nho. Bên cạnh đó, trong 10-15 giờ, nhiều con còn hôn mê nếu bệnh tình chuyển biến nặng hơn.
Theo trang Science ABC, các nhà khoa học mới đây chỉ ra sự có mặt của chất salicylate trong nho đã gây tác động xấu đến thận chó ngay khi nó ăn loại quả này, làm giảm lượng máu đến thận.
Do đó sau khi ăn nho, nhiều con chó thường cảm thấy đau đớn vùng thận, khát nước liên tục và thường xuyên đi tiểu do thận hoạt động rối loạn, thường tối đa là 48 giờ sau khi cơ thể có triệu chứng đầu tiên.
Một nghiên cứu khác lại cho rằng mycotoxin hay còn gọi là độc tố nấm mốc - một chất độc chuyển hóa thứ cấp do sinh vật thuộc giới nấm tạo ra - mới là nguyên nhân chính khiến chó gặp các vấn đề về tiêu hoá.
Ngoài ra còn có thêm một số nghiên cứu khác, tuy nhiên, song vẫn chưa có thể kết luận chính xác đâu nguyên nhân khiến chó ngộ độc khi ăn nho.
Salicylate có thể là nguyên nhân gây ngộ độc ở chó khi ăn nho - (Ảnh: Alamy)
Trang thông tin của Câu lạc bộ chó kiểng Mỹ (AKC) - thành lập năm 1884, có trụ sở tại New York - cho biết khi gặp các trường hợp chó bị ngộ độc do ăn nho và có những biểu hiện bất thường, các bác sĩ thú y thường dùng thuốc giúp chó nôn hết lượng nho đã ăn.
Nếu không hiệu quả, họ sẽ súc sạch dạ dày chó, đồng thời dùng than hoạt tính để hút các chất độc bên trong cơ thể nó.
Nếu vẫn không hiệu quả, họ sẽ sử dụng biện pháp can thiệp vào đường tĩnh mạch theo quy trình để lấy đi những thành phần độc tố đang nằm trong đường máu của chó.
Họ cũng sẽ kết hợp theo dõi hoạt động của thận để đảm bảo không có biến chứng xảy ra.
Trang này khuyến nghị không cho chó ăn nho để tránh gây hại sức khỏe loài thú cưng này.
Cập nhật: 22/03/2019 Theo Tuổi Trẻ - COPY từ khoahoc.tv