-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
04/01/2022
Cách nuôi và chăm sóc cá Bút Chì Thái thủy sinh
Cá Bút Chì được rất nhiều người chơi thủy sinh yêu thích trong việc tiêu diệt các loại rêu tảo gây nguy hại trong bể cá thủy sinh. Chính vì tác dụng của cá bút chì góp phần quan trọng trong việc làm sạch môi trường nước nên được rất nhiều người tìm mua.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cá bút chì khác nhau khiến cho cả những người mới chơi và sành chơi muốn hiểu rõ tác dụng của cá bút chì và mua cá bút chì ở đâu để phù hợp với nhu cầu của mình.
Thông tin về cá Bút Chì
Đặc biệt cá bút chì thái không dí cá khác, không cắn mút nhớt cá khác. Tham khảo thêm thông tin dưới đây:
Tên khoa học | Crossocheilus oblongus |
Dòng | Chordata |
Họ | Cyprinidae |
Chi | Crossocheilus |
Nhiệt độ trung bình | Từ 24 đến 28 độ C |
Độ pH tối ưu | Từ 6,5 đến 8 |
Độ dH tối ưu | Từ 5 đến 20 |
Kích thước bể | Từ 100 đến 120 L |
Chiều dài | Tối đa từ 12 đến 15cm |
Hình dáng
Dù mua cá bút chì ở đâu bạn cũng nên chú ý đến một vài đặc điểm nổi bật để lựa chọn được loại cá bút chì thật.
- Cá bút chì là loại chủ yếu ăn rêu hại với thân hình thon dài có kích thước 12 – 14 cm
- Cá bút chì có sọc đen đậm ở giữa thân dài từ đầu đến đuôi nhìn như răng cưa. Đây là đặc điểm quan trọng nhất để để phân biệt cá bút chì thật.
- Vẩy hình lưới đánh cá.
- Kỳ lưng, kỳ bụng và đuôi màu trong suốt
- Miệng dẹp thích hợp cho việc mút rêu
Cách nuôi cá bút chì
Trong tự nhiên cá bút chì phân bố ở các lưu vực sông Mêkông, Chao Phraya, Xe Bangfai (Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam), và bán đảo Malaysia. Cá bút chì thích hợp nuôi trong bể trồng nhiều cây thủy sinh với nền đáy cát hay đá sỏi. Cá sống ở tầng đáy, dùng mấu miệng tích cực rà soát rêu bám trên các cây thủy sinh và nền đáy tạo nét sinh động cho bể thủy sinh. Các loại cá bút chì nếu nuôi trong môi trường nước dơ sẽ không giữ được màu sọc đen đậm và rõ nét.
Các loại cá bút chì đều cần có một chế độ chăm sóc hợp lý để tăng khả năng chống chọi với các nguy ngại trong bể cá thủy sinh. Chế độ chăm sóc cá bút chì cũng đòi hỏi mỗi người cần quan tâm và nắm vững một số kỹ thuật cơ bản và quan trọng nhất. Nhiệt độ thích hợp để nuôi cá bút chì là khoảng 24 – 28 độ C. Độ cứng nước dao động từ 5 – 20 (dH) và nằm khoảng 6,5 – 8,0 độ pH.
Bể được dùng để nuôi cá bút chì thường có chiều dài khoảng 100cm, đặt bể cá ở nơi có ánh ánh vừa phải bởi nếu tiếp xúc với nhiệt độ quá cao cá sẽ dễ bị thiếu oxy. Vì trong nước có O2 nhưng khi trong bể nuôi thêm cây thủy sinh, lượng O2 ít ỏi sẽ bị cây thủy sinh lấy mất nên cần trang bị bình O2 để lọc nước và sục khí để cho cá bút chì hô hấp.
Thức ăn của cá bút chì
Đa phần các loại cá bút chì đều là loại cá ăn tạp thiên về thực vật, thực ăn yêu thích của cá bút chì là các loài tảo bám và phiêu sinh thực vật. Cần cho chúng ăn thêm thức ăn viên hay thức ăn tươi sống để tránh cá ăn lá non của cây thủy sinh trong hồ rong. Nhưng cần lưu ý không nên cho ăn quá nhiều bởi vì chúng sẽ lười dọn rêu hơn.
Cá bút chì càng lớn càng lười ăn rêu do khẩu vị của cá thay đổi theo độ tuổi cũng như một số loài cá ăn rêu khác . Hãy bỏ đói để chúng làm việc, không nuôi cá quá đông để tránh xung đột giữa các loại cá bút chì và đảm bảo được mức độ rêu tảo hại phục vụ chúng.
Hành vi của cá bút chì Thái
Cá bút chì thật tính tình hiền và bơi theo đàn. Chúng trở nên hung dữ có thể ăn cá con và ăn luôn rêu thủy sinh khi bị bỏ đói. Chúng bơi lượn khắp nơi, thường bơi ngược dòng chảy từ máy lọc, nằm cạnh nhau trên lá cây dưới ánh sáng – Bơi đi tìm rêu ở khắp nơi, nhưng lại sợ những hang hốc tối.
Đôi khi cá bút chì là khá năng động, vậy nên đôi khi các bạn thấy cá bút chì nhảy ra khỏi hồ mà không có lý do. Có thể khắc phục bằng cách che miệng hồ bằng kính hoặc hạ thấp mực nước.
Loài này có tập tính phân định lãnh thổ, do đó cần hạn chế số lượng vừa đủ trong hồ để tránh xung đột (tối đa 6 con cho hồ 100L nước).
Cá bút chì Thái sinh sản như thế nào?
Cá bút chì vẫn được xem là loài cá có đặc tính sinh sản kì lạ so với các loại cá khác. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn biết được cá bút chì sinh sản như thế nào.
Điều đặc biệt ở cá bút chì là chúng nhảy lên mặt nước để đẻ trứng và bám trên các tán lá. Một số ít cặp cá bút chì có thể đẻ trứng khi nuôi trong nhà.
Từng cặp cá bút chì sẽ bắt cặp với nhau khi chuẩn bị vào mùa sinh sản. Chúng nhảy lên khỏi mặt nước và gửi trứng vào phiến lá rủ gần đó chứ không giống loài cá khác đẻ con ở nơi kín đáo hoặc giấu trứng.
Do con đực khỏe và có vây dài hơn, nên nó chính là người “đỡ” con cái nhảy lên và giúp con cái bám chặt vào phiến lá. Tuy vậy, con cá bút chì đực đực cũng rất phũ phàng, vì sau khi sinh xong trứng, nó không ngại ngần đuổi con cái đi.
Sau đó, con đực sẽ tự trông trứng cho đến khi trứng nở, nó quanh quẩn trông chừng và liên tục cấp ẩm cho trứng bằng cách vẫy nước lên phiến lá.
AQUA PET VIETNAM