-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
03/01/2022
Hướng dẫn cách nuôi cá trâm chi tiết
Đặc điểm, thông tin về cá trâm
Cá Trâm (Harlequin-rasbora) là loài cá nhỏ thuộc họ Cá Chép. Cá có xuất xứ từ Thái lan, Việt nam, và Đông nam Á nói chung.
Trong tự nhiên, cá Trâm sống ở nhiều nơi như sông, suối, ao hồ và thậm chí là các đầm lầy ở trong rừng. Chính vì khả năng thích nghi tốt với nhiều loại môi
trường sống, nên cá có một sức sống rất mãnh liệt.
Nuôi bao nhiêu cá trâm
Thêm vào đó cá Trâm sống rất ôn hòa, ít bệnh vặt. Màu sắc nổi bật với một vệt đỏ từ đầu đến đuôi, cùng với kích thước nhỏ nhắn – 3cm cho một con cá trưởng
thành.
Cá Trâm là thực sự là một lựa chọn lý tưởng cho những anh em muốn nuôi cá trong các bể nhỏ, hoặc anh em thích chơi nano tank.
Cách nuôi cá Trâm không chết?
Để nuôi Cá Trâm một cách khỏe mạnh, anh em cần biết sơ về môi trường sống của chúng trong tự nhiên, từ đó có thể hiểu và chuẩn bị một nơi sống lý tưởng
cho chúng.
Môi trường sống tự nhiên của cá Trâm
Trong tự nhiên, cá Trâm thường được tìm thấy ở các con sông và đầm lầy ở trong rừng rậm. Môi trường sống của chúng thường mang tính nhiệt đới như nước
ấm, độ PH trung tính (6-7 độ), dòng nước chảy yếu, nhẹ, có nhiều cây cối thủy sinh.
Môi trường sống tự nhiên cá Trâm
Cách chuẩn bị hồ thủy sinh cho cá Trâm
Đọc đến đây, hẳn anh em cũng phần nào hình dung được những hồ cá có bố cục gần giống với môi trường sông, hồ nhiệt đới sẽ là thích hợp nhất.
Để bố trí hồ cá giống với môi trường ao hồ tự nhiên, anh em có thể sử dụng cát trơ làm nền hồ (nếu như đã sử dụng sỏi, thì cũng không sao vì cá cũng hiếm khi
bơi ở tầng đáy).
Thêm vào đó, hồ nên trồng thêm vài bụi cây thủy sinh để cá có thể lẫn trốn vào. Tuy nhiên, anh em cũng nên dành một khoảng không gian mở để cá có thể bơi
tự do.
Vì quen sống trong môi trường ao, hồ, thoáng đãng, nên cá không thích bơi ở nơi có nhiều đá, và vật cản. Hồ thủy sinh phong cách Tự Nhiên hay Iwagumi, sẽ là
phong cách thủy sinh thích hợp để nuôi cá Trâm.
Môi trường nuôi cá trâm
Tuy nhỏ, nhưng lại có sức sống vô cùng mãnh liệt, nên cá Trâm cũng tiết kiệm được nhiều chi phí. Anh em không cần đặt nhiều thiết bị trong hồ, như sủi oxy,
máy tạo dòng,…
Chỉ cần sử dụng máy lọc nước để giữ cho hồ trong sạch là đủ. Ánh sáng từ các loại đèn LED thông thường, thời gian chiếu sáng 8h/ ngày, là đủ để cá trâm sống
một cuộc sống hạnh phúc.
Ngoài ra, cá Trâm là loại cá sống theo đàn, nên anh em cần nuôi một đàn cá ít nhất 6-7 con, nuôi càng nhiều thì càng đông vui. Thêm vào đó khi nuôi theo đàn,
anh em sẽ được chứng kiến cảnh cá bơi thành một đàn lớn chung với nhau, trong rất thích mắt.
Tránh nuôi riêng lẻ, vì sẽ khiến cho cá cảm thấy bơ vơ, lạc lõng dễ bị stress và yếu đi. Từ đó gây ra nhiều bệnh lặt vặt, dẫn đến chết.
Tuy là loại cá dễ nuôi, nhưng anh em nên tham khảo vài thông số cơ bản dưới đây, để có thể tạo cho cá môi trường sống tốt nhất:
Nhiệt độ: 20 – 26OC
Độ pH: 6.0 – 7.5
Độ cứng: 0 – 14dkH
Cách ép đẻ cá Trâm ?
Trong môi trường nhân tạo như hồ thủy sinh, cá Trâm rất ít khi sinh sản. Nhưng nếu anh em giữ hồ trong sạch, và tạo điều kiện sống thuận lợi, thì anh em cũng
có thể hy vọng có riêng cho mình một đàn cá con.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho cá Trâm sinh sản, nhiệt độ trong hồ khoảng từ 26-27oC, cá Trâm không sinh sản trong nước lạnh.
Thêm vào đó, anh em cũng cần cho cá ăn chế độ dinh dưỡng giàu chất đạm như bobo, trùn huyết, artemia, để bồi bổ và kích thích cá giao phối.
Để tăng tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ cá trong hồ là 2 mái: 1 đực.
Trong hồ cần trồng các loại lá rộng ví dụ như ráy Nana. Vì khi cá chuẩn bị giao phối, con mái cần chỗ để cạ bụng mình lên lá, để ra hiệu cho con đực đến giao
phối. Sau khi nhận tín hiệu, con đực sẽ đến giao phối và cá Trâm sẽ đẻ trứng lên trên cây và ấp trong vài ngày.
Cá trâm sinh sản
Chăm sóc cá con: Sau khi cá con được sinh ra thì anh em có thể cho cá con ăn thức ăn nhỏ khoảng 2-3 ngày sau khi nở như artemia hoặc trùng cỏ. Trước đó, cá
con vẫn còn nõa trứng ở dưới bụng, để tự hấp thu chất dinh dưỡng.
Lưu ý: Cá Trâm trưởng thành khác trong đàn sẽ cố gắng ăn cá con, bạn nên tách cá con ra khỏi cá trưởng thành ra, để cá con có thể phát triển tốt nhất.
Câu hỏi thường gặp khi nuôi cá Trâm? (FQA)
Cá Trâm ăn gì?
Trong tự nhiên, cá Trâm là loài ăn tạp, chúng ăn hầu hết thức ăn vừa miệng chúng. Đối với thức ăn có kích thước lớn, thì cá chỉ có thể rỉa đồ ăn. Anh em nên lưu
ý việc này, để tránh cho cá ăn thức ăn quá lớn, gây ra dư thừa thức ăn, khiến nước hồ bị bẩn.
Trên thị trường ngày nay, có nhiều loại cám nhỏ dành cho cá con, hay cá nhỏ. Để đa dạng thức ăn, anh em cũng có thể cho cá, ăn thức ăn tươi, hoặc đông lạnh
như trùn chỉ, trùn huyết, bo bo, artemia.
Cá cũng có thể ăn cây cỏ trong hồ, nhưng vì kích thước nhỏ, nên chúng không gây hại gì nhiều đến cây, và cảnh quan trong hồ.
Cá Trâm nuôi chung với loài cá nào?
Cá trâm là loài cá hiền hòa, nên anh em có thể nuôi chung với nhiều loại cá khác.
Lưu ý tránh nuôi chung với những loài cá lớn, đặc biệt là họ cá Cichlid (họ cá rô phi), như: Hồng két, cá Dĩa, cá Ông tiên,… Vì những loài này sẽ xem cá Trâm như
mồi của chúng.
Những loài cá hiếu chiến như cá chuột, cá heo hề, cá betta,… sẽ rượt đuổi cá Trâm khiến cá bị stress.
Ngoài những loài trên, thì cá Trâm sống ôn hòa với các loài còn lại như: cá bảy màu, cá neon, cá galaxy, hay thậm chí là tép và ốc.
Nên nuôi bao nhiêu cá Trâm trong hồ?
Vì là loại sống theo đàn, anh em nên nuôi ít nhất 6 – 7 con chúng vói nhau. Số lượng lý tưởng là 10 – 13 con.
Vì nuôi số lượng lớn, anh em cũng nên cẩn thận về mật độ trong hồ cá, tránh nuôi quá nhiều cá trong một không gian chập hẹt.
Mật độ lý tưởng 2 con cá trâm cho mỗi 3.5-4 lít nước. Và tất nhiên nếu hồ càng rộng, mật độ càng thưa cá sẽ sống càng thoải mái.
Cá Trâm có dễ bị bệnh ?
Cá Trâm là loài cá khá khỏe, nên chúng ít khi mắc các bệnh lặt vặt.
Tuy nhiên, nếu như nước kéo chất lượng, hồ dơ, nhiều thức ăn thừa, cá Trâm cũng vẫn mắc những bệnh phổ biến như nấm lắc.
Một yếu tố khác nữa là chế độ dinh dưỡng, và thức ăn cho cá. Nếu cá không được ăn đầy đủ dinh dưỡng, hệ miễn dịch cá sẽ yếu và dễ mắc bệnh.
Cá Trâm có ăn tép không?
Câu trả lời ngắn gọn là Không.
Vì tuy cá Trâm là loài ăn tạp, nhưng vì kích thước nhỏ (chỉ 3cm tốt đa), nên cá không thể nào, bỏ tép vào vừa miệng chúng được.
Tuy nhiên, nếu anh em muốn giao phối và nhân giống tép trong hồ, thì không nên nuôi chung với cá Trâm, vì chúng có thể ăn trứng, và tép con.
AQUA PET VIETNAM