Bệnh stress ở vẹt
11/08/2020

Bệnh stress ở vẹt

Phần lớn người nuôi vẹt rất ít khi biết được chú vẹt của mình đang bị stress, bởi loài vật này che giấu cảm xúc và các dấu hiệu của bệnh tật rất giỏi. Khi đạt đến giới hạn, vẹt sẽ có những hành động cực đoan, tự làm hại cơ thể. Cùng AQUA PET VIETNAM khám phá ngay triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị vẹt bị stress ngay bên dưới nhé.

Triệu chứng vẹt bị stress

Cắn phá

Nhiều chủ nuôi cho rằng việc vẹt thường xuyên cắn phá là dấu hiệu của sự hung hăng, muốn chứng minh chủ quyền của chúng. Thực chất, hành vi này lại thường là biểu hiện của sự căng thẳng. Vẹt thường xuyên cắn để cố gắng bảo vệ bản thân khi chúng cảm thấy sợ hãi và bị đe dọa.

Rít lên, tạo tiếng kêu lớn

Tùy thuộc vào giống vẹt mà âm thanh và âm lượng tiếng kêu của chúng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, âm lượng tăng đột biến và tiếng kêu của vẹt như tiếng rít thì lại là vấn đề khác. Đây là một trong những triệu chứng cho biết vẹt đang gặp căng thẳng. Những chú vẹt đang cảm thấy khó chịu nên chúng buộc phải la hét để giải tỏa bớt stress.

Ít hót hoặc không hót

Tương tự với la hét, khi vẹt ngừng hoặc giảm bớt tiếng hót cũng là triệu chứng vẹt bị stress. Vẹt của bạn thường hót líu lo cả ngày nhưng đột nhiên lại im lặng bất thường. Đây là dấu hiệu thể hiện tâm trạng không vui hoặc vẹt đang cảm thấy buồn chán.

Bứt lông

Bứt lông là hành động rất phổ biến khi vẹt gặp căng thẳng và buồn chán. Đối với các loài vẹt, hành động này càng được thể hiện rõ ràng hơn. Những chú vẹt được nuôi nhốt trong môi trường ồn ào thường xuyên có hành vi tự bứt lông.

Tự làm tổn thương cơ thể

Ngoài việc bứt lông thì một số loài vẹt còn có hành động tự làm tổn thương cơ thể. Chúng dùng mỏ mổ vào da thịt, thậm chí khoét sâu vào bên trong. Vài trường hợp nặng có thể gây ra chấn thương, gãy xương nghiêm trọng. Những con vẹt có hành vi này cần được chữa trị vết thương bên ngoài cũng như các liều thuốc an thần để ngăn chặn bệnh trầm cảm ở vẹt.

Hành vi rập khuôn

Các hành vi như gõ ngón chân, lắc đầu hoặc hót theo nhịp độ là triệu chứng chim cảnh bị stress. Hành vi này thường thấy nhất ở các loại vẹt mào. Chúng thực hiện những hành vi kỳ lạ này nhằm giải thoát bản thân khỏi buồn chán. Mặc dù hành vi rập khuôn thường vô hại, nhưng nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến việc bứt lông và làm tổn thương cơ thể.

Ăn không ngon

Tâm trạng buồn chán, căng thẳng khiến vẹt ăn không ngon miệng. Lâu dần, cân nặng của vẹt sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng. Biếng ăn ở vẹt cũng là triệu chứng của các bệnh nội khoa khác. Do đó, khi vẹt đột ngột thay đổi khẩu phần ăn, bạn hãy đưa chúng đi kiểm tra sức khỏe ngay.

Nguyên nhân khiến vẹt cảnh bị stress

Giống như con người, vẹt bị stress bởi nhiều lý do khác nhau. Đối với những loài vẹt càng thông minh thì tình trạng bệnh càng dễ trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi không nhận được sự quan tâm từ chủ nuôi, chúng có thể nhanh chóng dẫn đến hành vi tự bứt lông và làm tổn thương cơ thể.

Thay đổi về môi trường sống như đổi nhà mới hoặc xuất hiện tiếng ồn lớn cũng sẽ khiến vẹt bị stress. Các thói quen hàng ngày của chim bị thay đổi đột ngột cũng làm tâm trạng chim xấu đi. Thậm chí, việc thay đổi màu sơn tường, đổi vị trí lồng vẹt, xuất hiện thêm một con vẹt mới cũng là nguyên nhân khiến vẹt bị stress.

Stress có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cân nặng của vẹt. Nếu tình trạng căng thẳng kéo dài, vẹt sẽ tự bứt lông và làm tổn thương cơ thể mình. Hậu quả là nang lông sẽ bị hủy hoại vĩnh viễn, lông không còn mọc được nữa. Thay vào đó là những vết sẹo chằng chịt trên da thịt. Trường hợp xấu nhất là hệ thống miễn dịch của chim sẽ bị suy giảm. Đây là cơ hội cho nhiều bệnh nhiễm trùng xâm nhập và tấn công.

Cách chữa trị vẹt bị stress

Nếu thấy vẹt của mình xuất hiện những triệu chứng trên, bạn hãy tìm cách giúp chúng cảm thấy thoải mái. Quan trọng nhất là tìm được nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng. Điều này sẽ giúp chú vẹt nhanh chóng chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân gây stress rất khó khăn. Bạn nên tìm gặp bác sĩ thú y hoặc chuyên gia huấn luyện vẹt để nhận được hỗ trợ tốt nhất.

Hãy quan sát xem đồ chơi cho chim đã có đủ hay chưa? Vẹt có được nghe radio hay không? Xung quanh có những loài động vật nào đe dọa chúng hay không? Nếu bạn tạo đủ không gian vui chơi, dành nhiều thời gian và thường xuyên cho vẹt ra khỏi lồng thì chắc chắn tinh thần của chú vẹt sẽ nhanh chóng tốt lên.

Những chú vẹt sống trong môi trường có nhiều tiếng ồn cần được chuyển đến địa điểm yên tĩnh. Vật nuôi mới hoặc thành viên mới trong gia đình cần có thời gian tiếp xúc, làm quen với vẹt. Bởi các nhân tố mới này là một trong những nguyên nhân khiến vẹt bị stress.

Vẹt là loài động vật thông minh. Do đó, diễn biến tâm lý của chúng khá phức tạp. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, chúng sẽ dễ bị stress. Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về chú vẹt của mình.

AQUA PET VIETNAM

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi
popup

Số lượng:

Tổng tiền: