-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
07/09/2020
Vật liệu trải nền cho bể cá cảnh biển
Nền bể là cát, sỏi che phủ đáy bể. Nền bể có thể để tạo mỹ quan, một nơi cho các sinh vật để vùi trốn và đào hang và nó cũng có thể là một bộ phận hỗ trợ quan trọng đối với hệ sinh thái sinh học trong bể san hô. Quan điểm cũ cho rằng là một chiếc bể đáy trần (không nền) là rất quan trọng để có thể dễ loại bỏ tất cả mảnh vụn (mảng bẩn). Điều đó là không còn đúng nữa và bạn sẽ ít tìm thấy nhiều bể đáy trần. Ngày nay, có 4 loại nền chính được sử dụng:
• Lớp san hô vụn dày khoảng 1” (2,54 cm).
• Lớp đá aragonit hoặc cát san hô hạt kích cỡ nhỏ hơn trung bình dầy 1-2” (2-5 cm)
• Hệ thống khoảng đầy (plenum) – trong đó bao gồm phân tầng nền cát khá sâu trên một khu vực mở (khoảng đầy – plenum).
• Đệm cát dầy (DSB – Deep Sand Bed), là đáy cát sâu 4”-6″ (10~15cm) hoặc sâu hơn tạo thành từ cát san hô nhiều loại kích thước, chủ yếu là khá nhỏ.
San hô vụn (Coral Gravel)
Nền bể san hô vụn (hay còn gọi sỏi san hô thô) không có lợi. Kích thước hạt lớn cho phép quá nhiều thực phẩm rơi vào các khoảng trống giữa các cục san hô vụn và nền bể này không cung cấp một khu vực sinh học tốt. Nhiều bể được thiết lập với nền bể kiểu này do sự thiếu hiểu biết, nhưng nền này không nên được sử dụng mặc dù đôi khi đây là loại nền bể duy nhất bán tại tiệm cá. San hô vụn có thể được sử dụng trong bể san hô nếu nó được sử dụng kết hợp với cát mịn.
Nền cát san hô cỡ trung bình dầy 4~7 cm (1,5”- 3″)
Nền cát san hô hay aragonit dầy 1,5”- 3″ (4~7cm), kích thước hạt trung bình (1-2mm) có lẽ là phổ biến nhất và đã được dùng khoảng một thời gian dài. Đệm cát mịn trên khoảng 1,5” (4cm) bắt đầu có khả năng giống như các khu vực khử nitrat. Bể của tôi chủ yếu là loại này và có rất nhiều bể thành công được xây dựng bằng loại nền bể này. Thiết lập kiểu này cũng có lợi thế không tiêu thụ quá nhiều về chiều sâu của bể như hai lựa chọn sau. Đây có lẽ là, cách làm an toàn nhất, rẻ nhất và dễ nhất để có. Tất nhiên, nhiều người chơi bể rạn san hô hầu như không bao giờ chọn cách này vì có luôn luôn là một cách tốt hơn (hoặc chúng ta hy vọng thế).
Hệ thống khoảng đầy (plenum)
Hệ thống khoảng đầy (plenum) – đã được thực hiện phổ biến trong những năm 90. Loại nền này làm hơi phức tạp, trong đó một tấm vách ngăn có lỗ được làm bên trong bể có tạo ra không gian nước tĩnh (dead-water) sâu khoảng 2” (5cm) dưới nền cát. Tấm vách ngăn được phủ lưới để ngăn cát lấp đầy khoảng trống này, nhưng cho phép nước đi qua. Tấm vách ngăn sau đó được phủ cát các kích cỡ khác nhau thành lớp kế tiếp để tạo thành chiều sâu khoảng 4” (10 cm). Nguyên lý là khoảng không gian nước tĩnh cung cấp một bể chứa chất dinh dưỡng và sẽ ngăn chặn nitrat tích lũy. Đây là loại nền bể được bắt đầu ít được dùng trong thú chơi san hô vì nhiều lý do. Một là nó phức tạp để thiết lập một cách chính xác. Thứ nữa là có rất nhiều bể bằng cách sử dụng hệ thống này dường như không tốt hơn so với bất kỳ các hệ thống đơn giản nào khác và cuối cùng đã có báo cáo khi làm đụng đến nền cát đã gây ra toàn bộ bể để sụp xuống. Tôi sẽ không đi vào chi tiết về phương pháp này vì tôi tin rằng nó là một sự lựa chọn tốt, nhưng nếu bạn quan tâm đến việc theo đuổi nó, có một bài viết hàng tháng trong tạp chí Thủy sinh nước mặn và nước ngọt (Fresh and Marine Aquarium –FAMA) sẽ có thể giúp bạn.
Đệm cát dầy (DSB)
DSB là những điều mới trong làm nền bể. DBS bao gồm một lớp cát khá mịn được chất đống sâu trong đáy bể. Ở một số khía cạnh, nó tương tự như một hệ thống khoảng đầy (plenum), nhưng không có khoảng đầy và chiều sâu cát thường sâu hơn. Nhược điểm duy nhất được biết đến với hệ thống DSB là nó chiếm rất nhiều về chiều sâu của bể và có thể hơi khó coi khi nhìn từ phía trước. Những lợi ích được biết đến rất nhiều. Ưu điểm chính là độ sâu tạo điều kiện cho một phạm vi rộng lớn hơn của các quá trình sinh học xảy ra trong bể hơn bạn có được với đệm cát mỏng hơn. Điều này chủ yếu là liên quan đến khả năng các nền bể để giảm nitrat thành các hợp chất vô hại. Không giống như hệ thống khoảng đầy (plenums), không vấn đề gì với nền bể DSB về lâu dài, nhưng kỹ thuật này vẫn còn khá mới (vào thời điểm viết sổ tay này – ND). Để giảm thiểu các tác động mỹ quan, một số người giữ rạn san hô đang làm DSB trong các bể chứa bên ngoài hoặc bể lọc. Sử dụng loại nền nào chủ yếu là phụ thuộc vào cấp độ của người chơi san hô. Nếu bạn muốn có một thiết lập khá dễ dàng tốt về mỹ quan, tôi sẽ khuyên bạn chọn loại nền cát san hô nêu thứ 2 ở trên. Mặt khác, nếu bạn là người thích tinh chỉnh và muốn dẫn đầu và bạn có chiều sâu bể để chứa, thì DSB là đáng lựa chọn.
Cát sống
Vẫn còn một câu hỏi về nền bể và đó là chủ đề của’Cát sống’. Cát sống là cát lấy từ đại dương có lẽ với tất cả các sinh vật đa dạng sống trong cát ở vẫn còn trong nó. Ý tưởng là sử dụng một lượng cát sống “gây giống” các sinh vật ở cát cho phần nền bể còn lại. Về lý thuyết, cát sống tạo cảm giác hoàn hảo tạo ra một nền cát phát triển mạnh rất nhanh chóng với vô số sinh vật trong nó trong bể san hô. Nhiều người có thú chơi hiện tại bị thuyết phục bởi giá trị của cát sống. Tôi hơi nghi ngờ về lợi ích có thể đạt được vì hai lý do cơ bản. Đầu tiên, bất kỳ nền bể “chết” dường như nhanh chóng có dân cư từ các sinh vật trong đá sống. Thứ hai, nhiều loại cát sống tôi đã thấy có vẻ khá vô trùng và được lưu trữ trong điều kiện mà sẽ làm hại nhiều sinh vật lớn hơn. Nếu bạn quyết định chọn cách này, cố gắng để có được cát càng tươi càng tốt để có được giá trị nhất cho số tiền của bạn bỏ ra.
AQUA PET VIETNAM