-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
11/08/2020
Sơ lược và phân loại các dòng cá La Hán
Sợ lược và phân loại các dòng cá La Hán cơ bản cho người mới chơi đến chuyên nghiệp . vd: Kingkamfa, Thái Châu..
La Hán(La hán sơ khai)Hoa La Lán ( lou han, lohan, hua louhan = Flowerhorn (FH)
Cá La Hán là cá lai tạp giữa các loài cichlid cỡ lớn nhưng chủ yếu là loài cichlid 3 chấm - Trimac. Loại cá này xuất hiện vào lối những năm 1994-1997 ở Malaysia rồi lan dần sang các quốc gia khác. Cá La Hán hay Hoa La Hán thời kỳ đầu tập trung vào hai đặc điểm chính là đầu và "hoa" (mà ở ta hay gọi là "chữ"). Hoa La Hán hầu như không có "châu", những con đầu to phổng phao vẫn còn khá hiếm, đa số cá thường có dạng đầu xương, chỉ hơi căng một chút. Những dạng đầu như thế này ngày nay có thể bị chê là nhỏ. Đặc điểm chung là bụng đỏ, mắt đỏ và lồi, môi dưới trề, vây lưng và vây hậu môn hướng ra xa đuôi, đuôi tròn hay thuôn hình trái đào và tương đối nhỏ so với thân, khi cá già đuôi thường bị sụp.
Rồng đỏ (RD)
Là phân dòng phổ biến nhất với màu đỏ làm chủ đạo. Trên thực tế, có nhiều loại rồng đỏ với nguồn gốc lai tạo, dạng châu và tông màu đỏ khác nhau.
Trân Châu (cá châu Pearl Flowerhorn)
Dòng cá La Hán tiếp theo là Trân Châu La Hán hay Châu La Hán, so với La Hán đời đầu dòng cá này có nhiều "châu" hơn và tỷ lệ lên đầu cũng được cải thiện. Tuy nhiên kích thước của Châu La Hán lại kém hẳn La Hán đời cũ, chỉ cỡ bàn tay là tối đa. Đây là dòng cá phổ biến nhất cho đến tận ngày nay. Có vô số tên thương mại trên thị trường nhưng về cơ bản chúng ta có thể phân Châu La Hán ra làm hai loại dựa trên màu nền chủ đạo, nền xanh và nền đỏ.
Châu là các hoa văn màu ánh kim lục, dương, vàng hay bạc nằm trên mặt vảy. Về cơ bản, chúng ta có thể chia châu làm hai dạng là châu hột và châu sợi. Những phân dòng cá Việt như Kim Cương, Kim Cương Phúc Lộc Thọ đều được xếp vào dòng Trân Châu La Hán.
Kim Mã Lưu ( kamalau = golden monkey (GM ).
Cá Kamalau gốc xuất phát từ ông Lam Seah ở Ipoh với những đặc điểm rất hấp dẫn nhưng ông không phải là nhà lai tạo đúng nghĩa vì cặp cá giống được ông mua từ nơi khác. Cá giống là dòng La Hán "hoa giác" đời đầu với mắt trắng, nền nhạt như xám & ánh kim lục, và không có quan hệ huyết thống với Trân Châu La Hán. Người Hoa ở Mã Lai gọi con khỉ là "mã lưu" nên "kim mã lưu" hay "kim hầu tử" đều có nghĩa như nhau.
Từ dòng Kamalau gốc, người ta lai với Trân Châu để cho ra các phân dòng Kamalau khác nhau, bao gồm KML, SML và Indomalau. Đương nhiên, chỉ có một tỷ lệ cá thể nhất định trong bầy đạt chuẩn Kamalau, những con còn lại là ZZmalau hay thậm chí chỉ là Trân Châu.
Về hình dáng, có thể nói Kamalau mang những đặc điểm cải tiến hơn so với Trân Châu La Hán nhưng vẫn chưa bằng Kamfa. Tuy nhiên, Kamalau vẫn có nét hấp dẫn riêng và dễ sinh sản hơn nhiều so với Kamfa. Có ba đặc điểm chính để nhận diện Kamalau: 1) mặt khỉ (hàm dưới mũm mĩm, có nọng, miệng ngếch lên), 2) tông màu đỏ/cam/vàng (ức và vùng đầu) và 3) châu hột nhuyễn, châu sợi quấn đầu. .
Thaisilk (nền áo như một tấm lụa bạc )
Dòng cá này xuất hiện trên các diễn đàn La Hán vào khoảng giữa năm 2008. Nguồn gốc lai tạo được giữ kín, Thaisilk có vảy bạc hay bạc ánh xanh toàn thân, không châu, chữ, màu bạc lan ra đến các vây. Ngoại trừ màu sắc, hình dáng của Thaisilk mang những nét đặc trưng của dòng Trân Châu nên có lẽ Thaisilk là một đột biến từ dòng Trân Châu hay được lai với JPG để lấy đặc điểm vảy bạc. Thaisilk rất được ưa chuộng bởi màu sắc khác biệt; những cá thể đầu to vẫn còn hiếm.
King Kamfa
Nhắc tới dòng la hán này như cái tên gọi của mình là vua bởi được lại tạo để được một con La Hán mang những đặc điểm đẹp nhất của dòng cá này.
Theo nguồn thông tin trên mạng thì King Kamfa do Joe Sakana ở trại Morning Farm, Thái Lan lai tạo. Trong bầy Kamfa có một số cá thể đột biến dạng châu sợi, dày và sáng. Do vậy, King Kamfa được người chơi suy tôn là “vua châu sáng”. Tuy nhiên, các thế hệ King Kamfa đời sau có lẽ bị lai với Trân Châu để tăng tỷ lệ lên đầu nên tuy đặc điểm châu sáng vẫn được duy trì nhưng hình dáng lại mang nhiều đặc điểm của Trân Châu vơí mắt đỏ. Bởi vậy, không thể kết luận King Kamfa là cải tiến so với Kamfa. Các cuộc triển lãm ở Malaysia và Indonesia cũng chỉ có thể loại Kamfa mà thôi.
Lưu ý rằng thị trường hiện nay có nhiều cá thể được gọi là “King Kamfa” nhưng hoàn toàn thiếu đặc điểm châu sợi, dày và sáng (thường là châu hột)! Chúng có thể hoàn toàn không có gốc gác gì với King Kamfa gốc. Trên thực tế, rất ít cá “King Kamfa” đạt các đặc điểm về hình dáng của Kamfa, bởi đuôi tam giác không vẫn chưa đủ mà phải có vây bao (wrap-tail).
Tỷ lệ lên đầu của King Kamfa rất thấp và hầu hết cá đực đều bị vô sinh (đặc điểm chung của các dòng cá nhập từ Thái như khỉ đỏ và Red Texas). Những dòng “king lai” ở Việt Nam là Trân Châu La Hán đực lai với King Kamfa cái, sau đó chọn ra những cá thể có nhiều đặc điểm của King Kamfa nhất đem lai tiếp hay lai ngược với cá mẹ.
Red Shock (RS), Super Red (SR), Super Red Synspilus (SRS), Khỉ đỏ = Red Monkey (RM), Supreme
Đây là các thế hệ cá đỏ thuần tuý, chúng khai thác gen lột một cách triệt để. Dòng cá có xuất xứ từ một nhà lai tạo Thái Lan. Dù tên gọi là Super Red Synsphilus (SRS) nhưng cá "đỏ" thường dài đòn, bản hẹp (khác với kamfa cũng lai từ Synspilus nhưng có bản rộng), tỷ lệ lên đầu thấp và cực kỳ linh động. Vấn đề là cá "đỏ" thực ra không hề đỏ! Màu thực sự của chúng là màu hồng và chỉ đỏ rực khi ở trạng thái bị kích thích. Có lẽ chúng được lai từ pink fenestratus thì đúng hơn. Cá cái có màu tương đối ổn định hơn cá đực. Để duy trì màu đỏ thường trực, cá cần được cung cấp thức ăn có trộn chất nhuộm màu carophyll.
Red Texas (RT), Super Red Texas (SRT)
Dòng cá kết hợp giữa gen lột/đầu to của red devil/midas với bộ châu của Texas để tạo ra cá đỏ với hoa văn màu trắng. Người ta còn tận dụng cả gen lột của Hồng Két nhưng hướng lai tạo này có lẽ không mấy ai duy trì bởi hai lẽ a/ Hồng Két khó lai tạo và b/ cá không lên đầu. Vì Texas có vô số dạng châu nên Red Texas cũng có vô số dạng châu từ hạt nhuyễn, hạt nhỏ, hạt lớn, châu đốm cho đến châu sợi, đặc biệt là dạng châu lưới.
Bởi vì gen lột là gen lặn nên một số cá lai vẫn duy trì màu xanh như Texas, người ta gọi chúng là Green Texas để phân biệt với Red Texas (thực ra cá Texas vốn đã luôn có màu xanh rồi). Quá trình lột cũng là vấn đề đối với Red Texas. Nhiều con King Kamfa lột "nền vàng" trông rất giống và thường bị nhận lầm là Red Texas. Thực ra "King Kamfa" có thể được lai với Texas để lấy châu, có hai điểm phân biệt:
- King Kamfa lột bản rộng trong khi Red Texas bản hẹp, dáng thuôn và thường nhỏ con hơn.
- Nền King Kamfa không đồng nhất: đầu đỏ và thân vàng/cam (máu Synspilus) trong khi Red Texas có nền cam đồng nhất (máu red devil).
Chúc các bạn chọn được dòng cá La Hán mà mình yêu thích nhất , và luôn giữ được lửa đam mê , nhiệt huyết cho dòng cá này !
AQUA PET VIETNAM