Những điều bạn cần biết về bộ lọc trong bể cá
08/04/2021

Những điều bạn cần biết về bộ lọc trong bể cá

Cá thải chất thải vào cùng một môi trường mà chúng ăn, thở và sống, làm cho một hệ thống lọc hiệu quả trở nên rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng. Việc chọn bộ lọc tốt nhất cho bể cá của bạn sẽ phụ thuộc vào kích thước bể cá, loại cá bạn nuôi, thói quen cho ăn, thời gian vệ sinh, bảo dưỡng và ở một mức độ nào đó theo sở thích cá nhân của bạn.

Hầu hết các bộ lọc trên thị trường được đề xuất sử dụng cho các kích thước bể cụ thể, tuy nhiên điều đó chưa hoàn toàn chính xác, tải trọng sinh học trong bể cá của bạn cũng quan trọng nếu không muốn nói là hơn thế. Nói một cách đơn giản, điều này nói đến số lượng và kích thước của cá và lượng thức ăn được cho ăn mỗi ngày, thời gian vệ sinh bảo trì bể cá. Ví dụ, một bể cá 100 lít nước với một hoặc hai con cá săn mồi lớn có thể yêu cầu bộ lọc lớn hơn bể cá có cùng kích thước với hàng chục con cá nhỏ vì cá săn mồi tạo ra lượng chất thải lớn hơn. Cá được cho ăn ba lần một ngày sẽ tạo ra nhiều chất thải hơn, hoặc tải trọng sinh học cao hơn so với cá được cho ăn một lần một ngày. Để có chất lượng nước tốt nhất, hãy luôn chọn một bộ lọc được đánh giá là lớn hơn ít nhất một kích thước so với bể cá của bạn. Đối với bể cá 500 lít gallon hoặc lớn hơn, có thể cần nhiều bộ lọc.

Các giai đoạn lọc :

Có ba giai đoạn lọc : Cơ học, hóa học và sinh học

1. Cơ học : Loại bỏ chất thải rắn, mảnh vụn hữu cơ và các chất dạng hạt khác bằng cách giữ nó trên vật liệu dạng sợi (Bộng lọc, mút lọc, túi lọc...) và sau đó rửa sạch hoặc thay thế. Đây thường là giai đoạn đầu tiên của quá trình lọc, mặc dù môi trường siêu mịn để “đánh bóng nước” thường được đặt ở hoặc gần cuối đường dẫn dòng chảy trong các bộ lọc dạng hộp. Mật độ của vật liệu sẽ xác định kích thước các hạt được lọc ra và kết quả là độ trong của nước. Loại lọc mịn hơn lọc nước sẽ trong hơn, nhưng thường cần được làm sạch hoặc thay thế thường xuyên hơn.

2. Hóa học : Hấp phụ các chất ô nhiễm hòa tan bằng cách sử dụng các vật liệu dạng hạt như carbon, nhựa trao đổi ion, zeolit ​​và các phương tiện khác. Carbon cũng loại bỏ màu vàng hoặc xanh lục thường thấy trong bể cá trưởng thành. Tấm lót được xử lý đặc biệt có thể được cắt theo kích thước cũng có sẵn và cung cấp cả lọc cơ học và hóa học. Lọc hóa học thường là giai đoạn thứ hai hoặc thứ ba trong quá trình lọc nhưng có thể khác nhau tùy thuộc vào sở thích và triết lý cá nhân. Vật liệu lọc trong giai đoạn này phải được thay thế khi cạn kiệt hoặc bão hòa.

3. Sinh học: Sự chuyển đổi amoniac độc hại thành nitrit, và sau đó nitrit thành nitrat thông qua quá trình oxy hóa bởi vi khuẩn nitrat hóa, thường được gọi là Chu trình Nitơ hoặc Lọc sinh học. Những vi khuẩn này phát triển trên môi trường thuận lợi vĩnh viễn. Môi trường để vi khuẩn nitrat hóa sinh sống và phát triển có thể bao gồm sứ, thủy tinh thiêu kết, nhựa hoặc thậm chí là bọt biển. Giá thể sinh học tốt nhất phải có diện tích bề mặt rất cao nhất để vi khuẩn phát triển tối đa. Lọc sinh học nói chung là giai đoạn cuối cùng của quá trình lọc, các vi khuẩn nitrat hóa có lợi xử lý nước sạch nhất có thể cho bể cá của bạn

Các loại bộ lọc mua ngoài :

Các bộ lọc mua ngoài với ưu điểm dễ dàng mua được ở các cửa hàng cá cảnh nhưng với giá thành khá cao và đường ống, dây điện không được thiết kế giấu đi nên nhìn rất khó chịu đối với người cần độ thẩm mỹ cao

1. Bộ lọc nguồn bên ngoài :

2. Bộ lọc dàn mưa :

3. Bộ lọc trong

Các loại bộ lọc được thiết kế kèm theo bể :

Những bộ bể cá được thiết kế theo bộ, bao gồm bể chính và hệ thống lọc được thiết kế đồng bộ. Đường ống được thiết kế âm, hộp lọc được tận dụng tối đa không gian nên khá lớn, nên chúng ta có thể lắp đặt các thiết bị như bơm, sưởi... ở trong lọc nên nhìn tổng thể bộ bể rất gọn gàng, có độ thẩm mỹ rất cao

1. Bộ bể cá lọc tràn dưới

2. Bộ bể cá lọc vách

Nguyễn Quốc Hùng

AQUA PET VIETNAM

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi
popup

Số lượng:

Tổng tiền: