Biotope là gì?
16/06/2020

Biotope là gì?

Biotope là gì?
Biotope là phong cách thủy sinh hướng đến việc tái tạo sinh cảnh, ở phong cách này chúng ta hướng đến sự tự nhiên và mô tả lại một hệ sinh tái dưới nước ở một vùng địa lý xác định. Phong cách này hướng đến việc tạo một bể thủy sinh hướng đến sự tự nhiên, mô phỏng lại hệ sinh thái của một vùng có thể xác định được.
Về cơ bản, cộng đồng Biotope thế giới có quy ước phân chia ra làm 3 hạng mục (A-B-C) trong chủ đề Biotope, dù có những điểm khác nhau nhưng đều phải tuân thủ chung những quy tắc Biotope mà sau đây em xin phép đi vào cụ thể từng hạng mục.
Bể thủy sinh Biotope
Bể thủy sinh Biotope
Các hình thái của phong cách Biotope
  • Biotope A: – Bao gồm quần thể thực vật và sinh vật trong phạm vi chủ đề mô tả của bể. Ví dụ: Bể chủ đề mô tả vùng leaf litter của sông Rio Uaupes thì chỉ được phép thả nhóm sinh vật thuộc khu vực này.
  • Biotope B: – Bao gồm quần thể thực vật và sinh vật có thể không sinh sống chung một khu vực nhưng chia sẻ điều kiện môi trường sống giống nhau.
    Ví dụ: Bể chủ đề mô tả quần thể sông Rio Negro, các cụ có thể mix nhiều loại cá khác nhau không cùng khu vực, miễn là thuộc sông Rio Negro.
  • Biotope C: – Giống như B nhưng thực vật và sinh vật có thể đến từ nhiều khu vực khác nhau nhưng chia sẻ chung điều kiện môi trường sống.
    Ví dụ: Bể mô tả chủ đề Amazone black water thả một ít cá của Rio Negro, một ít khác từ Rio Preto.
Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để được gọi là Biotope đó là việc tuân thủ nghiêm túc các yếu tố sinh học và phi sinh học của môi trường tự nhiên.
bể thủy sinh, cá cảnh biotope đẹp
Các dạng địa hình thường dùng cho bể Biotope
Lòng sông, lòng hồ, lòng suối…
Đặc điểm – đây là vùng trũng nhất – do vậy lượng mùn rác hữu cơ khá nhiều, ánh sáng thấp và tối. Tại đây chúng ta có thể bắt gặp những cành lũa, thân cây bị đổ, bị bão lũ cuốn trôi và tích dụ dưới đáy. Khi diễn ta vùng này – bản phải thể hiện được không gian phía trên mở ra để tạo cảm giác cta đang ở dưới đáy sông.
Biotope layout đáy sông
Biotope layout đáy sông 
 
bể thủy sinh, cá cảnh biotope đẹp
 
Bờ sông, bờ suối
Hình dung một khu vực bờ sông hay bờ suối cta bắt gặp – có vách đất, vách đá, địa hình thoải và có các loại cây thủy sinh mọc từ dưới nước, bám theo địa hình lên cạn – đâu đó ta còn có thể bắt gặp chùm rễ của những cây cạn vươn ra khu vực có nước. Nhìn chung khu vực này, ánh sáng cao, có nhiều rêu tảo và đặc biệt là phải diễn tả màu xanh của thực vật. Và quan trọng phải thể hiện cho người xem tháy được chúng ta đang lặn ngay sát mép nước và quan sát lên bờ, không gian được mở ra trước mắt khi người nhìn trực diện vào bể.
 
Layout Biotope bờ sông, suối
 
Bờ sông, bờ suối – vùng có cây ngập nước
Ở những vùng này – chúng ta thường thấy những thân cây còn sống chìm trong nước, với bộ rễ ngoằn nghèo, cắm xuống bùn. Khu vực này thường nước nông, có nhiều lá mục ( lá cây rụng xuống ) và đặc biệt là bộ rễ ấn tượng – đây là bố cục dễ làm nhất theo cá nhân tôi đánh giá. Không gian thoải mái sáng tạo – nhưng theo 2 dạng mở ra ở giữa bể, mở ra ở 2 bên.
 
layout biotope
 
Bố cục hỗn hơp
Đó là vùng giao thoa giữa 1 và 2 – một phần rễ cây từ trên xuống và 1 phần lũa nằm ở dưới đáy không gian được mở ra ở 2 phái trái hoặc phải + hướng lên trên.
Bố cục theo dòng suối
Phần này được tạo nên bở chất liệu dòng suối thường thấy là sự đan xen hợp lý của các viên cuội sỏi to hoặc nhỏ, cùng với mùn đất, rong, rêu…
 
Layout Biotope lòng suối
 
Các yếu tố bạn cần nghiên cứu kỹ
Trong một sinh cảnh tự nhiên, các yếu tố này rất ít thay đổi và hình thành nên các quần thể động thực vật đặc hữu riêng biệt. Khi các yếu tố này có sự thay đổi, nó kéo theo sự thay đổi quần thể động thực vật, và như vậy sinh cảnh cũng thay đổi theo.
  • Các bạn có thể hình dung đơn giản là cùng 1 dòng sông nhưng hạ lưu sẽ khác với thượng lưu. Các yếu tố phi sinh học: – Bao gồm thông số thành phần hoá học của nước (pH, gH, kH, thành phần acid humic v.v…) – Các dạng màu và độ trong của nước quyết định bởi thành phần hoá học và chất dinh dưỡng trong phù sa mà dòng nước có. – Tốc độ dòng chảy, độ hoà tan oxy, nhiệt độ. – Độ sâu, đặc tính của lớp nền (cát, lá mục hay đá v.v…)
  • Các yếu tố sinh học: – Lá vụn, gỗ vụn, các loại mùn hữu cơ và vô cơ tạo điều kiện hình thành nên lớp thực vật thuỷ sinh và tảo. Các yếu tố này phụ thuộc vào thảm thực vật ven sông (lá rụng, gỗ vụn…)
  • Và cuối cùng là yếu tố sinh cảnh giúp phân định cụ thể hơn, chính xác hơn môi trường sống của từng loài. Ví dụ thường thấy và điển hình nhất mà các cụ hay gặp là bể biotope chơi Neon vua (Cardinal tetra) với lớp nền cát, vụn lá mục, lũa mục và nhiều không gian bơi. Nhìn bẩn nhưng con cá căng màu và di chuyển tự nhiên linh hoạt.
Một vài chia sẻ về phong cách Biotope, mong rằng có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về một trong những phong cách thủy sinh được rất nhiều người quan tâm và theo đuổi.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ đến nhiều người hơn để có thể lan tỏa những thông tin hữu ích.
 
Nguồn: Hội Biotope & Thuỷ Sinh Hà Nội
Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi
popup

Số lượng:

Tổng tiền: